Các tác nhân gây khô âm đạo | Vinmec

Nồng độ estrogen giảm là nguyên nhân chính làm cho âm đạo khô. Phụ nữ bắt đầu sản xuất ít estrogen hơn khi tuổi càng cao. Điều này dẫn đến việc kết thúc kinh nguyệt trong thời gian tiền mãn kinh. Tuy nhiên, mãn kinh không phải là tình trạng duy nhất làm giảm sản xuất estrogen. Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Có thai hoặc cho con bú: Nồng độ estrogen giảm xuống làm giảm dịch nhờn âm đạo
  • Hút thuốc lá: Ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến các mô của cơ thể, bao gồm cả âm đạo
  • Căng thẳng quá mức: Khó đạt được hưng phấn và hạn chế tiết dịch âm đạo. Căng thẳng cũng có thể gây ra các quá trình viêm khác nhau trong cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu hoặc hệ thống thần kinh dẫn truyền.
  • Uống rượu: Rượu làm mất nước trong cơ thể và điều này ảnh hưởng đến âm đạo. Rượu cũng là một chất gây suy nhược hệ thần kinh trung ương. Điều này có nghĩa là các dây thần kinh không còn nhạy cảm so với người không uống rượu. Kết quả là sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể có thể không hiệu quả trong việc kích thích bôi trơn âm đạo như bình thường.
  • Dị ứng: Các sản phẩm có mùi thơm có thể gây kích ứng và gây khô âm đạo. Ví dụ như chất tẩy rửa có mùi thơm hoặc chất làm mềm vải được sử dụng để giặt đồ lót, kem dưỡng da hoặc các sản phẩm có mùi thơm, giấy vệ sinh thơm, xà phòng. Nếu bắt đầu bị khô âm đạo sau khi sử dụng sản phẩm mới, hãy ngừng sử dụng ngay.
  • Dung dịch vệ sinh: Nước hoa và các thành phần khác trong dung dịch thụt rửa có thể làm khô các mô âm đạo. Do đó tránh thụt rửa vì không cần thiết và hầu như luôn gây hại nhiều hơn lợi.
  • Dùng thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamine ngăn chặn tác động của các phản ứng dị ứng, ngăn chặn các phản ứng điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm bôi trơn âm đạo. Khi ngừng dùng thuốc kháng histamine, tình trạng khô âm đạo sẽ được cải thiện.
  • Thuốc tránh thai: Làm giảm nồng độ estrogen có thể gây âm đạo khô.
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm phổ biến như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc chống trầm cảm ba vòng, có thể có tác dụng phụ gây khô âm đạo.
  • Thuốc hen suyễn: Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn được gọi là thuốc kháng cholinergic như ipratropium bromide và tiotropium bromide. Những loại thuốc này ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, giúp giãn đường thở. Tuy nhiên, nó có thể gây khô niêm mạc, bao gồm cả miệng và âm đạo.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch: Chẳng hạn như hội chứng Sjögren
  • Một số phương pháp điều trị ung thư: Chẳng hạn như chiếu tia xạ vào khung chậu, liệu pháp hormone hoặc hóa trị liệu
  • Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *