Vietnam
1800 234 235

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY DƯA HẤU NĂNG SUẤT CAO, CHẤT LƯỢNG NGON NGỌT

1. Đất trồng dưa hấu

Dưa hấu có rễ mọc sâu, chịu úng kém, chịu hạn khá nhất là khi cây đã trổ bông, đậu trái. Cây không yêu cầu đất nghiêm khắc, cần chọn đất thoát nước tốt, cơ cấu nhẹ, tầng canh tác sâu, không quá phèn. Các vùng đất cát gần biển, đất phù sa ven sông lý tưởng để trồng dưa hấu, chỉ cần chú ý tưới nước và bón phân. Đất cát pha tơi xốp, nhiệt độ đất dễ tăng cao, thoát nước nhanh có lợi cho bộ rễ phát triển, chất lượng dưa tốt, chăm sóc đỡ tốn kém.

Dưa hấu không nên liên canh, dễ thất bại vì cây bị bệnh nhiều như bệnh chạy dây, nứt thân, thời gian cách ly trồng dưa hấu càng lâu càng tốt. Đối với đất ruộng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long nơi bị ngập nước trong mùa lũ (huyện Châu Phú tỉnh An Gaing, huyện Thốt Nốt, Ô Môn tỉnh Cần Thơ) được phù sa bồi đắp mới trồng dưa hấu rất tốt vì ít bị sâu bệnh phá hại nghiêm trọng. Đất trồng dưa nên cao, thoáng không bị bóng râm che, không bị gió bão, chịu được pH hơi phèn trong phạm vi pH 5-7, để hạn chế bệnh nứt thân nên trồng ở pH 6-7 và nhiệt độ trên 26oC.

2. Chuẩn bị đất trồng dưa hấu

Chọn đất ruộng trồng dưa hấu cần có tầng canh tác dầy, tơi xốp, không nhiễm phèn mặn, dể thoát nước, mực nước trong mương tưới phải thấp hơn mặt liếp ít nhất 15 cm. Ngoài ra, cũng có thể trồng dưa hấu trên đất gò, đất liếp, bờ kinh miễn sao có đầy đủ nước tưới tiêu.

Phần lớn dưa hấu được trồng trên đất ruộng, kiểu liếp phổ biến nhất hiện nay là liếp đôi. Hai tim mương trung bình cách nhau 4-7 m. Xử lý đất với vôi bột 50 kg/1.000 m2 trước khi xắn liếp 5-7 ngày. Đất được đào rảnh sâu 1 lớp leng và đào từng lớp đất mỏng 2-3 cm để cho đất mau khô và dể tơi ra, mương đào rộng 30-50 cm. Đất đào được bỏ lên 2 bên tạo thành liếp dưa rộng 80-90 cm. Để có dưa tết, trái lớn nên làm làm liếp rộng hơn, khoảng cách giữa 2 tim mương khoảng 6-7 m và bề rộng liếp trồng dưa 1m, liếp cao 30-40 cm. Mùa mưa, trồng các loại dưa F1 chất lượng cao quanh năm (khác với dưa chưng tết) thường trái nhỏ khoảng cách giữa 2 tim mương 4-4,5 m. Nhưng để tăng năng suất trái dưa hấu có thể trồng dầy bằng cách rút ngắn khoảng cách giữa 2 tim mương xuống còn 3,5 m.

3. Giống dưa hấu lai F1

  • Thủy Lôi: Kháng bệnh, năng suất cao, sinh trưởng khỏe, ruột đỏ giòn, độ đường cao.

  • Hoàn Châu: Năng suất 18 tấn/ha, độ đường 130 Brix; Vỏ dày 1cm; Lá dày, ít rách khi mưa gió.

  • Ngọc Châu: Giống ngắn ngày 55-57 ngày; Kháng bệnh tốt, dễ đậu trái và đều. Dạng trái dài đẹp, vỏ mỏng, dai, ít hạt. Độ đường cao 150 Brix.

  • Huyền Châu: Cây sinh trưởng khỏe; trái to 4-6 kg, năng suất cao; Vỏ xanh đen, không sọc, không bị tóp đầu, phù hợp thị hiếu ngày Tết; Ruột đỏ đẹp, chắc; Độ ngọt khá 12-13o Brix.

  • Phù Đổng: Trồng được trên nhiều vùng đất đai, khí hậu khác nhau như Cam Ranh (miền Trung), Bình Phước (miền Đông Nam bộ), Long An (miền Tây Nam bộ). Kết quả cho thấy giống này có năng suất cao, ít bị sâu bệnh. Độ nảy mầm 95%, độ ngọt 13-140 brix. Loại dưa này có ưu điểm ra đều trái, lá dày hơn so với các loại dưa khác nên ít bị hư trong mùa mưa.

  • Mặt trời đỏ: Dưa không hạt nên tránh nguy cơ hốc hạt ở trẻ em. Cây có sức sinh trưởng khỏe, dễ trồng, dễ đậu trái; Thời gian sinh trưởng 60 – 65 ngày, trồng được nhiều vụ trong năm, ở miền Nam có thể trồng được quanh năm. Trọng lượng trái 3-5kg. Khả năng bảo quản lâu, vỏ dai, vận chuyển xa tốt. Độ đường rất cao 13-140 Brix, thịt quả chắc, màu sắc thịt đỏ đẹp…

  • Ánh Dương và SG 227: Các giống dưa này đều có hạt to, mẩy, sức nẩy mầm khỏe, cây con phát triển nhanh, kháng sâu bệnh tốt. Thời gian sinh trưởng 58 – 63 ngày. Năng suất đạt 30 – 35 tấn/ha, có nơi đạt 40 – 45 tấn. Trọng lượng đồng đều, đạt 3,5 – 6 kg/quả. Ruột dưa màu đỏ son, độ ngọt từ 13 – 140 Brix. Dạng quả thuôn dài, vỏ mỏng, cứng và dai, rất thuận lợi cho việc vận chuyển đi tiêu thụ.

Trước đây, dưa hấu không chỉ trồng được trong mùa nắng, nhưng bây giờ trong mùa mưa nếu trồng đúng kỹ thuật vẫn cho năng suất cao và chất lượng ngon không thua gì dưa mùa nắng. Để đạt được kết quả tốt cần quan tâm những vấn đề sau:

1. Chọn giống:

Giống là một yếu tố rất quan trọng đưa đến thành công khi trồng trong mùa mưa, cho nên cần chọn những giống có đặc tính tốt, thích hợp mùa mưa.

– Chống chịu bệnh trong mùa mưa.

– Lá tương đối dày, lá càng đứng càng tốt để tránh mưa làm rách lá dễ bị nhiễm bệnh.

– Dễ đậu trái, vỏ trái mỏng vừa vận chuyển đi xa tốt.

– Ruột giòn, độ đường từ 12 – 14%.

2. Những biện pháp canh tác cần quan tâm:

Ruộng trồng phải thoát nước tốt không bị ngập khi mưa nhiều.

Nên dùng màng phủ nông nghiệp để:

– Hạn chế cỏ dại, bệnh dại.

– Điều hòa độ ẩm mặt đất, tăng nhiệt độ đất cho bộ rễ phát triển tốt.

– Giữ phân bón không bị rửa trôi và bốc hơi phân.

– Hạn chế việc mao dẫn phèn lên lớp đất giúp rễ phát triển tốt mặt.

Nên dùng màng phủ khổ 1,6 m tránh được dây và trái tiếp xúc với đất ẩm ướt dễ nhiễm các bệnh do nấm từ đất truyền sang. Tùy theo giống dưa khoảng cách khác nhau, như dưa có hạt đào tim mương này cách tim mương kia 4 – 4,5 m (vậy hàng cách hàng 3,6 – 3,8 m, cây cách cây 0,5 – 0,6 m). Dưa không hạt cũng lên liếp giống như trên, nhưng cây cách cây 0,35 – 0,37 m để trái đạt 3 – 4 kg dễ bán và chất lượng tốt.

Nếu sử dụng màng phủ 1,6 m thì chỉ cần xẻ mương nhỏ dọc theo nơi hai mép màng phủ ngoài, để thoát nước.

Liếp nên được làm hơi dốc xuôi từ hàng dưa vào giữa liếp để thoát nước tốt, không đọng nước trên liếp.

Cắt bỏ dây bơi để liếp dưa được thoáng đầy đủ ánh nắng giúp dưa thụ phấn tốt và mầm bệnh ít phát triển. Bổ sung định kỳ chế phẩm Trichoderma Bacillus và EM HLC đặc trị tuyến trùng để giúp ruộng dưa khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, hạn chế nấm bệnh gây thối rễ, chết dây,….

Thụ phấn:

Dưa trong mùa mưa đậu trái rất khó do mưa làm hư phấn. Để dưa thụ phấn tốt, sau khi thụ phấn dùng lá trâm bầu hoặc loại lá khác quấn lại giống như cái quặn, dùng một que tre ghim chỗ hai mí lá chồng nhau, xong cắm một đầu que tre xuống đất sao cho quặn lá úp che nụ cái vừa mới được thụ phấn để che mưa không làm hư phấn giúp trái đậu tốt.

Cũng có thể vào khoảng 4 – 5 giờ chiều hái những hoa đực vừa chớm nở có thể nở trong ngày mai, dùng khăn nhúng nước và vắt thật khô, trải hoa trên khăn xong dùng khăn khác cũng nhúng nước vắt khô đậy lên, nên giữ khăn ủ ở nhiệt độ từ 25 – 28oC là tốt nhất để hạt phấn sống tốt, sáng hôm sau đem ra thụ phấn.

Tránh để trái dưa bị ngập nước, dưa sẽ dễ bị thúi trái.

Phân bón sử dụng cân đối, nên bón NPK 16-16-8, không nên sử dụng nhiều phân urê và phân bón lá, sẽ làm ruột dưa úng nước, bầm kém phẩm chất.

Rút nước cạn trong mương để đất không bị úng rễ và dây dưa phát triển tốt, nhất là sau khi để trái và giai đoạn dưa chín.

An Giang có diện tích trồng dưa hấu khá lớn, tuy nhiên phần lớn dùng giống dưa hạt rời chất lượng không đảm bảo, như tỉ lệ nẩy mầm thấp, độ đồng đều kém, chất lượng ruốt kém, có nhiều mùa trái bị hỗ lô bán giá thấp. Do vậy bà con nông dân nên chọn giống chất lượng để đạt hiệu quả cao.

Hiện nay trên thị trường có nhiều giống dưa có thể trồng trong mùa mưa. Tuy nhiên, giống dưa Phù Đổng được nông dân ưa chuộng nhất vì có những đặc tính tốt và cũng rất thích hợp trồng trong mùa mưa.

Dưa hấu một trong những loại cây trồng đem lại cho nông dân lợi nhuận cao, tuy nhiên cần am hiểu kỹ thuật để cho năng suất cao mới có vụ mùa bội thu.

Nguồn tham khảo: camnangcaytrong.com, vietnamnongnghiepsach.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *