Khi mắt bị đục, kèm theo nhiều dấu hiệu khác sẽ khiến tình trạng thị lực dần bị giảm. Bạn có thể phát hiện kịp thời và tìm cách khắc phục hiệu quả nhờ việc đi khám và tư vấn từ bác sĩ nhãn khoa.
Mắt bị đục thường được xem là một trong những dấu hiệu của lão hóa, thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, mắt bị đục còn do nhiều nguyên nhân bệnh về mắt khác.
Xem thêm: Tại sao mắt bị đỏ và cách khắc phục
Nội dung chính
Tại sao mắt bị đục?
Quá trình lão hóa tự nhiên, kèm theo các yếu tố nguy cơ như stress, tia tử ngoại, vi khuẩn, môi trường ô nhiễm,…. sẽ làm tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng mắt, cộng thêm các viêm nhiễm vùng mắt là nguyên nhân chính khiến cho các protein của thủy tinh thể bị co cụm lại, tạo thành những đám mây che phủ tầm nhìn của mắt, khi đó, mắt sẽ bị đục. Tiến tới gây suy giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Mắt bị đục có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau
Tuổi tác: Khi con người già đi, những sự thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc protein thủy tinh thể dẫn đến bị cườm.
Xem thêm: Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không
Bẩm sinh: Cườm mắt có thể xảy ra khi mới chào đời do rối loạn di chuyển hoặc có thể phát triển ở trẻ sơ sinh do các bệnh truyền nhiễm của người mẹ khi mang thai như bệnh sởi, bệnh giộp da và giang mai.
Các nguyên nhân thứ hai – Cườm mắt có thể hình thành như một biến chứng của các căn bệnh khác như bệnh tăng nhãn áp và tiểu đường. Dùng kéo dài thuốc xịt corictosteroid và thuốc nhỏ mắt làm tăng cường nguy cơ cườm mắt.
Chấn thương -Một số chấn thương có thể dẫn đến sự hình thành cườm mắt. Cườm mắt cũng có thể phát triển trong vài năm sau chấn thương.
Các nguyên nhân khác bao gồm mắt tiếp xúc quá nhiều với tia UV (tia cực tím), tia X và bức xạ khác trong lúc xạ trị.
Mắt bị đục do tuổi tác
Mắt bị đục thường phát triển rất chậm và không kèm theo bất kỳ cơn đau hoặc viêm mắt. Tầm nhìn của bạn từ từ sẽ trở nên mờ tương tự như bạn nhìn xuyên qua một thấu kính mờ của máy ảnh.
Một số bệnh nhân có thể nhìn thấy một vòng sáng bao quanh ánh đèn sáng. Một số bệnh nhân khác tìm thấy ánh sáng chói từ mặt trời và đèn xe ôtô vào ban đêm gây nhức mắt. Một số bệnh nhân có triệu chứng nhìn một thành hai hình, và màu sắc xuất hiện đục hoặc không sáng.
Từ sau tuổi 40, các yếu tố tác động sẽ nhiều lên, trong khi khả năng tự bảo vệ của mắt lại giảm đi, khiến cho bệnh tiến triển nhanh gây phiền toái cho sức khỏe và hoạt động của mắt. Các tác động bao gồm:
- Người bệnh mắc các bệnh về mắt nhiều lần tái lại như viêm giác mạc, viêm kết mạc, chấn thương mắt, khô mắt,…
- Người mắc các bệnh mãn tính như: tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, bệnh về mắt,…
- Những người phải dùng 1 số loại thuốc thường xuyên và gây tác dụng không mong muốn lên mắt, đó là corticoid (predniisolon), thuốc hạ mỡ máu (simvastaiin), thuốc chống loạn nhịp tim (amiiodarone), thuốc trầm cảm (phenothiiazin)…
- Ngoài ra, nhiều người không chú ý tập luyện và cung cấp các chất dinh dưỡng cho mắt. Dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch nên mắt bị thiếu dưỡng chất.
- Dùng quá nhiều chất kích thích như: bia rượu, thuốc lá…
- Tiếp xúc nhiều với các xạ ion hóa được sử dụng trong X – quang và xạ trị ung thư.
- Trong gia đình có người mắc bệnh đục thủy tinh thể.
Xem thêm: Tại sao chảy nước mắt sống và cách khắc phục
Cách điều trị mắt bị đục
Các thuốc hạn chế tốc độ đục (như catacol, catastart…) chưa được khuyến cáo dùng cho trẻ em.
Nên tiến hành phẫu thuật sớm, khi có chỉ định, để phòng nhược thị, lác, rung giật nhãn cầu.
Có 2 phẫu thuật đang được áp dụng trong lâm sàng nhãn khoa ở Việt Nam và trên thế giới đó là phẫu thuật lấy thuỷ tinh thể ngoài bao, đặt thuỷ tinh thể nhân tạo và phẫu thuật tán nhuyễn thuỷ tinh thể bằng siêu âm, đặt thuỷ tinh thể nhân tạo. Để hạn chế các biến chứng sau mổ, hiện nay, người ta làm phẫu thuật cắt bao sau và cắt dịch kính ngay sau khi đặt thuỷ tinh thể nhân tạo.
Biến chứng muộn của phẫu thuật: Đục bao sau và capture thuỷ tinh thể nhân tạo (phần quang học của thuỷ tinh thể nhân tạo nằm phía trước mống mắt), tăng nhãn áp là các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ:
Bệnh nhân cần được khám và theo dõi theo chỉ định của bác sỹ. Nếu có nhược thị thì cần phải điều trị kịp thời (một trong các phương pháp hay dùng là bịt mắt lành, để mắt nhược thị được tập luyện) để phục hồi thị giác 2 mắt cho trẻ em. Phương pháp điều trị sẽ có nhiều kết quả, nếu bệnh nhân được điều trị có hiệu quả, sớm, cần sự kiên trì của bệnh nhân, sự phối hợp của gia đình.
Tóm lại, nếu như về nguyên nhân người ta chưa biết rõ hết thì về mặt điều trị ngày nay đã có rất nhiều tiến bộ. Nhiều bệnh nhân đã phục hồi thị lực và thị giác 2 mắt sau mổ. Vấn đề là ở chỗ bệnh nhân cần được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, có hiệu quả, có như vậy mới giảm được tỉ lệ mù do đục thể thuỷ tinh bẩm sinh.
Cách phòng chống mắt bị đục
Bổ sung vitamin E hoặc vitamin B1 và B2 có thể ngăn ngừa và kìm hãm sự tiến triển của bệnh đục nhân mắt do tuổi tác – nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.
Lưu ý việc hấp thu đồng thời hoặc riêng biệt hai loại acid béo polyunsaturated (PUFA) omega-6 (từ hạt hướng dương, hoa rum, ngô và dầu đậu nành) và PUFA omega-3 (trong hạt lanh, dầu đậu nành), có thể gây tăng nguy cơ mắt bị đục.
Càng ăn nhiều chất béo thì càng dễ mắc và bệnh tiến triển càng nhanh. Tuy nhiên, riêng các acid béo omega-3, đặc biệt là những loại có trong cá thịt đen, lại phòng chống căn bệnh thị giác này.
Khi phát hiện mắt bị đục phải đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và kiểm tra tình trang mắt.